Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Nước Nga chật vật vì 'lời nguyền tài nguyên'
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc kéo theo sự sụt giảm của giá hàng hóa bản, trong đó có giá dầu, là một trở ngại tăng trưởng. Nhưng đối với Nga, điều đó có thể xem như thảm họa.

 



 

 

Đồng tiền và nền kinh tế Nga, vốn chịu sức ép từ lệnh trừng phạt của phương Tây, đã bị sự sụt giảm của giá dầu kéo vào một vòng xoáy suy giảm. Hồi tháng 7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Nga sẽ giảm 3,4% trong năm nay, mạnh nhất trong số các nền kinh tế mới nổi quy mô lớn.

 

Lỗ hổng nền móng

 

Theo tờ Wall Street Journal, ở thời điểm hiện nay, dự báo đó xem chừng vẫn còn khả quan.

 

Ông Anders Aslund, chuyên gia về Nga thuộc Atlantic Council ở Washington, cho rằng kinh tế Nga có khả năng giảm 6%. Tình cờ, mức dự báo này gần với mức dự báo suy giảm tăng trưởng mà Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đưa ra trong kịch bản giá dầu hạ về ngưỡng 40 USD/thùng - xấp xỉ mức giá hiện nay của dầu thô.

 

Trong thời gian từ 1999-2008, kinh tế Nga tăng trưởng trung bình 7% mỗi năm, một phần nhờ giá dầu và khí đốt, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này, tăng cao. Giá dầu sụt giảm trong vòng một năm qua đã làm lộ ra những lỗ hổng lớn trong nền móng kinh tế Nga: năng suất suy giảm, lực lượng lao động co hẹp, các ngành công nghiệp có sức cạnh tranh kém, khu vực kinh tế tư nhân bị kinh tế quốc doanh kìm hãm.

 

IMF hiện đặt mức dự báo tăng trưởng dài hạn đối với kinh tế Nga là 1,5%, nhưng chuyên gia Aslund chỉ đưa ra mức dự báo tăng 1% - mức tăng trưởng đáng lo ngại đối với một nền kinh tế nơi mức sống của người dân mới chỉ bằng khoảng 40% mức sống của người Mỹ.

 

Đây không chỉ là một vấn đề gây quan ngại cho nước Nga mà cho cả nhiều nước khác trên thế giới. Nguồn thu từ dầu khí đã giúp Tổng thống Nga Vladimir Putin củng cố quyền lực trong nước và thể hiện sức mạnh Nga trên trường quốc tế. Bởi thế, sự mất mát tài sản của Nga cũng đe dọa đảo lộn trật tự địa chính trị của thế giới, cho dù tới thời điểm này chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự đảo lộn đó.

 

Cho tới tận thập niên 1970, dầu và khí đốt chưa hề giữ vị trí thống lĩnh trong nền kinh tế Nga. Giá dầu tăng vọt vào thập niên 1970 đã đưa Liên Xô trở thành một cường quốc dầu lửa. Nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí cho phép nước này có ngoại tệ để nhập khẩu ngũ cốc từ phương Tây, củng cố các nước vệ tinh ở Đông Âu...

 

Yegor Gaidar, “kiến trúc sư” cho tiến trình dịch chuyển sang kinh tế thị trường ở Nga dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin, cho rằng, một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc Liên Xô tan rã là quyết định của Saudi Arabia vào năm 1985 về ngừng hỗ trợ giá dầu và đẩy mạnh khai thác nhiên liệu này. Việc giá dầu lao dốc sau đó đã khiến nguồn thu xuất khẩu của Nga suy giảm mạnh.

 

Buộc phải vay mượn từ phương Tây để có tiền nhập khẩu ngũ cốc, Nga gần như mất đi đòn bẩy chiến lược của mình, ban đầu là đối với khu vực Tây Âu rồi tiếp đó là các nước Đông Âu. Siêu lạm phát và thiếu lương thực nổ ra vào năm 1991, và Liên Xô tan rã.

 

Tuy vậy, cũng không nên “nói quá” về sự tương đồng giữa bối cảnh hiện nay và bối cảnh Liên Xô tan rã. 

 

“Lời nguyền tài nguyên”

 

Nước Nga ngày nay là một nền kinh tế thị trường, cho dù nhà nước vẫn có sự hiện diện lớn trong nền kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nga hiện nay được đánh giá là tương đối phù hợp.

 

Năm ngoái, Ngân hàng Trung ương nước này đã thả nổi tỷ giá đồng Rúp. Sự sụt giảm của tỷ giá đồng Rúp đẩy lạm phát tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực tới mức sống của người dân Nga, nhưng cũng giúp nước này hạn chế nhập khẩu.

 

Lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga vì lý do nước này sáp nhập Crimea và hậu thuẫn lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đã hạn chế việc Nga vay mượn vốn từ thị trường quốc tế. Mặt lợi của điều này là đảm bảo cho cán cân vãng lai của Nga được thặng dư và dự trữ ngoại hối của nước này đỡ hao hụt, từ đó ngăn chặn được khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng như đối với Liên Xô vào năm 1991 và nước Nga vào năm 1998.

 

Nhưng sự tương đồng quan trọng nhất giữa bối cảnh Liên Xô tan rã và tình hình hiện nay chính là nằm ở lĩnh vực dầu khí. Có thể xem Nga như một trường hợp kinh điển của “lời nguyền tài nguyên” - trong đó những nước có nguồn tài nguyên dồi dào thường có khuynh hướng có nền công nghiệp kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng .

 

Nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên, bao gồm doanh thu từ dầu, khí đốt, than, khoáng sản và lâm sản trừ đi chi phí sản xuất, chiếm 18% GDP Nga, tỷ lệ cao nhất trong số các nền kinh tế mới nổi quy mô lớn và cao hơn nhiều so với những nước giàu xuất khẩu dầu như Canada hay Nauy.

 

Nguồn tiền thu về từ xuất khẩu tài nguyên đã được Nga sử dụng để hiện đại hóa quân đội, nâng cao phúc lợi, và đầu tư cho những dự án tốn kém như Thế vận hội mùa đông Sochi.

 

Trong khi đó, khu vực kinh tế quốc doanh mở rộng đã cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Nga. Chuyên gia Aslund dẫn chứng cho nhận định này bằng vụ hãng dầu lửa Rosneft thâu tóm đối thủ tư nhân TNK-BP với giá 55 tỷ USD vào năm 2013. Hiện nay, Rosneft có giá trị vốn hóa thấp hơn cả TNK-BP khi đó.

 

Lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ tiếp tục xói mòn năng suất trong nền kinh tế Nga thông qua việc cản trở nền công nghiệp Nga, trong đó có ngành dầu khí, được tiếp cận với những bí quyết quan trọng. Và khi các nước Tây Âu tìm kiếm nguồn cung khí đốt khác đáng tin cậy hơn, xuất khẩu khí đốt của Nga sẽ giảm mạnh.

 

Thủ tướng Nga Dmitry Mevedev đã nỗ lực thúc đẩy sáng tạo trong nền kinh tế bằng cách đa dạng hóa các ngành nghề, giảm bớt sự phụ thuộc vào ngành dầu khí. Tuy vậy, theo các chuyên gia, ngay cả những nỗ lực đa dạng hóa đó cũng phụ thuộc nguồn trợ cấp từ dầu khí.

 

Nhiều quan chức cấp cao của Nga nhận thức rõ được thách thức mà nền kinh tế nước này đang phải đối mặt. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina đã gọi sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế hiện nay là “mang tính cơ cấu”, cho rằng sự sụt giảm này xuất phát từ “xu hướng dân số bất lợi và “môi trường đầu tư”.

 

Nhưng không rõ liệu Tổng thống Putin và những nhân vật thân tín của ông có lắng nghe những lời cảnh báo này hay không.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)
    Giá vàng chiều nay (25-4): Quay đầu giảm mạnh (25-04-2024)
    Shark Hưng: Chung cư Hà Nội đang tăng giá đột biến, sẽ khó giảm (25-04-2024)
    'Công thần' của Ngân hàng OCB bất ngờ xin rời ghế tổng giám đốc (24-04-2024)
    Đấu thầu vàng miếng: Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng (23-04-2024)
    Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn (23-04-2024)
    Việt Nam có 35 đối tác với Apple (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Thế giới đối mặt với làn sóng giảm phát thứ ba (07-09-2015)
    Công ty Trung Quốc làm ăn dối trá, nhái thương hiệu lớn (04-09-2015)
    Thời Báo Hoàn Cầu nói về các điểm yếu kinh tế Trung Quốc (04-09-2015)
    Tỉ phú Indonesia ‘thâu tóm’ nhà máy chế biến bột mỳ ở Việt Nam (03-09-2015)
    Ứng cử viên Tổng thống Mỹ muốn tăng thuế với người giàu (30-08-2015)
    Nhiều nước Đông Nam Á “gặp hạn” vì kinh tế Trung Quốc (28-08-2015)
    7 dấu hiệu kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ (26-08-2015)
    Một tuần ông chủ facebook mất 3,9 tỉ USD (25-08-2015)
    Chiêu trò hối lộ mới ở Trung Quốc: Quà không dấu vết (23-08-2015)
    "Đòn" khủng bố giáng vào kinh tế Thái Lan (21-08-2015)
    Trung Quốc: Phe ông Tập đại chiến Dương Ma Ma (20-08-2015)
    Tại sao Trung Quốc luôn khiến các nhà đầu tư sợ hãi? (19-08-2015)
    Hiểm họa chiến tranh tiền tệ: Ẩn số bản vị vàng (15-08-2015)
    Moscow trả giá đắt cho cấm vận của phương Tây (12-08-2015)
    Vấn đề kinh tế quyết định "số phận" ông Tập Cận Bình? (10-08-2015)
    1.300 tỉ USD 'bốc hơi' nhanh chóng do giá dầu giảm mạnh (06-08-2015)
    Đà Nẵng “sốt” đất nhờ nhà giàu Hà Nội bạo chi (04-08-2015)
    Putin lệnh tiêu hủy thực phẩm phương Tây vào Nga (31-07-2015)
    Bí mật về “Nhóm 7 chị em” âm mưu thống trị thế giới (29-07-2015)
    Tẩy chay hàng Trung Quốc, dân Triều Tiên ưa chuộng hàng Nga (27-07-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152797485.